Hiện nay, lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp trình độ Cao đẳng không thua cử nhân đại học nên tâm lý trọng bằng cấp phải nhường chỗ cho công việc theo nhu cầu của xã hội
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội, hiện nay cả nước có khoảng 126.900 cử nhân đại học, thạc sĩ thất nghiệp.
“Không học đại học, chọn
học cao đẳng để được rèn luyện kỹ năng nghề”. Em Nguyễn Thanh Thái (H.Cần Giờ - TP.HCM) đã tốt nghiệp THPT năm 2019 với 19.5
điểm, có rất nhiều cánh cửa đại học rộng mở nhưng em đã quyết định học ngành
Cao đẳng Sửa chữa máy tàu thủy (Cấp độ quốc tế) tại Trường Cao đẳng GTVT Đường thủy II với ba
lý do:
Thứ nhất, em đã thấy được
rất nhiều người tốt nghiệp Đại học thất nghiệp, sống phụ thuộc vào gia đình và
cũng có rất nhiều người học tại Cao đẳng sau khi tốt nghiệp không những có việc
làm tốt mà còn có cơ hội làm việc tại nước ngoài. Từ đó, họ có thể tích lũy vốn
về làm chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Thứ hai, điều quan trọng
là học Cao đẳng thời gian được rút ngắn và học phí cũng thấp hơn nhiều so với
học Đại học và thị trường lao động luôn cần nhân viên kỹ thuật, những người thợ
lành nghề.
Thứ ba, Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ nhận được hai bằng Cao đẳng do
Trường Cao đẳng GTVT đường thuỷ II và Học viện HWK Leipzig, Cộng hòa Liên bang Đức
cấp. Đó là lý do em theo học tại Trường Cao đẳng GTVT đường thuỷ II.

(Các Giảng viên Trường Cao đẳng GTVT Đường thủy II đang tập huấn tại CHLB Đức)
Bạn Thanh Thái còn cho biết thêm ngày xưa thời của ba mẹ được học Đại học
là rất khó, nên gia đình em khuyên em học Đại học nhưng em đã thuyết phục ba mẹ
từ những trường hợp các anh, chị gần nhà tốt nghiệp Đại học nhưng thất nghiệp ở
nhà, hoặc buôn bán… Cuối cùng, ba mẹ cũng đồng ý với quyết định của em, tạo
điều kiện để em được học ngành Sửa chữa máy tàu thủy (Cấp độ quốc tế)
mình yêu thích. Đối với em, chỉ khi được
chọn ngành yêu thích thì mới có đam mê học tập, ham học hỏi và rèn luyện kỹ
năng tay nghề. Theo em, tư duy trọng bằng cấp đã không còn phù hợp trong xã hội
hiện nay.
Từ sự đam mê, không ngừng
học tập mới có sự sáng tạo. Doanh nghiệp cần người làm việc hiệu quả hơn người có bằng cấp cao nhưng năng suất lao động thấp. Dân tộc ta có truyền thống
hiếu học nhưng thực tế hiện nay xã hội thừa thầy nhưng thiếu thợ. Khi quyết
định học ngành, nghề gì chúng ta cần phải tính toán dựa nguyên tắc chi phí và
lợi ích đầu tư cho giáo dục, xem xét chi phí đầu tư học tập, thời gian, công
sức của mình phải đánh đổi sẽ giúp chúng ta có được cuộc sống tốt hơn. Trong thời đại công nghiệp
4.0, đối với những ngành kỹ thuật, đòi hỏi chúng ta phải có tư duy “học nghề
trước, học Đại học sau” để có tay nghề, kỹ năng vững vàng trong công việc.
P.TS&CTSV