Học sinh nên chọn theo 5 "vừa", đó là vừa phù hợp với khả năng, vừa với tính cách, vừa với sức khỏe và vừa với điều kiện kinh tế của gia đình
Hiện nay, nhiều gia đình vẫn
đang định hướng cho con em theo học tại các trường Đại học. Tuy nhiên, các em lại
mong muốn học những trường Cao đẳng theo đam mê, sở thích và phù hợp với năng lực.
Đại
diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Tiến sỹ Đỗ Văn Giang - Phó Vụ trưởng Vụ đào
tạo Chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chia sẻ: Sự định hướng của bố mẹ
là cần thiết với mong muốn tốt nhất cho con cái.
Tuy nhiên, để lựa chọn nghề nghiệp
đúng với đam mê, sở thích các em có thể tìm kiếm thêm các thông tin từ các nhà
trường và tham khảo thêm ý kiến của thầy, cô và bạn để có sự lựa chọn đúng đắn
nhất.
Tiến
sỹ Nguyễn Lê Minh - nguyên Phó Vụ trưởng, Phó Ban chương trình Quốc gia việc
làm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đưa ra lời khuyên khi chọn
nghề, học sinh nên chọn theo 5 "vừa", đó là vừa phù hợp với khả
năng, vừa với tính cách, vừa với sức khỏe và vừa với điều kiện kinh tế của gia
đình. Việc chọn đúng ngành là chìa khóa của thành công.
Hiện
nay riêng về lĩnh vực nghề nghiệp có trên 800 ngành, nghề đào tạo hệ trung cấp
và khoảng 500 ngành nghề đào tạo hệ cao đẳng. Vì thế, hiện nay có rất nhiều cơ
hội lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh sau khi ra trường. Bên cạnh đó, một tín
hiệu tích cực là hiện nay 85% sinh viên ở các trường nghề đều có việc làm với
thu nhập cao sau khi tốt nghiệp.
Nhiều chính sách cho học sinh học
nghề
Ông
Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khẳng định:
Giáo dục nghề nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, là địa chỉ cung ứng nhân lực lao động có kỹ thuật cho thị trường
lao động. Tuy
nhiên, tại Việt Nam do tâm lý chuộng bằng cấp nên một thời gian dài xảy ra tình
trạng thừa thầy thiếu thợ, tỷ lệ thất nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học cao với
mỗi năm khoảng 250.000 người gây lãng phí về thời gian, chi phí, cơ hội, đối
với cá nhân, xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế và lãng phí ở cấp độ xã hội.

(Ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu)
Hiện
nay, Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội thông qua đã giải quyết được nhiều
vấn đề thực tiễn đặt ra. Trong đó, quy định về liên thông, phân luồng, hướng
nghiệp được thể hiện khá rõ và đảm bảo tính mở theo xu hướng của thế giới. Đặc
biệt, đã làm rõ khái niệm, nguyên tắc, phân luồng và liên thông, tạo hành lang
pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn, đảm bảo cơ hội học tập, phát
triển bình đẳng cho mọi người.
Về
phía Chính phủ và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đang có nhiều cơ chế,
chính sách hướng nghiệp, phân luồng để tăng gần 2 lần quy mô học sinh tốt
nghiệp trung học vào học nghề trong vài năm tới.
Với
ý nghĩa trên, công tác Tư vấn hướng nghiệp tốt sẽ giúp học sinh, sinh viên hiểu
biết về thế giới nghề nghiệp, hình thành nhân cách nghề nghiệp, đạo đức nghề
nghiệp, tạo ra tâm thế sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa -
hiện đại học đất nước trong thời kỳ hội nhập.
P.TS&CTSV tổng hợp