Công nghệ Ôtô

Chủ nhật - 26/06/2022 01:21
Tên ngành, nghề: Công nghệ ô tô (Automotive Technology)
Mã ngành, nghề: 6510206
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chương trình cao đẳng nghề Công nghệ ô tô: Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ cao đẳng và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của nghề Công nghệ ô tô; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1.  Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp   
  • Kiến thức
  • Trình bày được cấu tạo các loại ô tô
  • Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, hệ thống của động cơ, hệ thống khung - gầm ô tô, hệ thống điện điện ô tô và giải thích được nguyên lý làm việc các cơ cấu, hệ thống trên ô tô.
  • Hiểu và trình bày được sơ đồ mạch điện trên một số hãng ô tô.
  • Trình bày được chức năng nhiệm vụ của các loại thiết bị dụng cụ chuyên dùng của nghề sửa chữa ôtô.
  • Trình bày được các quy trình tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các loại ô tô.
  • Biết phương pháp kiểm tra chẩn đoán các lỗi trên ô tô bằng các dụng cụ chuyên dùng (thiết bị chẩn đoán lỗi ô tô…)
  • Hiểu và  trình bày được quy trình sơn và một số kỹ thuật sơn xe ô tô
  • Lập bảng báo giá, bảng dự trù vật tư sửa chữa và xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng
  • Trình bày được nội dung về bảo dưỡng ô tô, kiểm định chất lượng ô tô theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Kỹ năng
  • Đạt bậc 3/5 tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, với những kỹ năng cụ thể:
  • Thực hiện đúng quy trình tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cụm chi tiết, hệ thống trên các loại động cơ đốt trong xăng và diesel.
  • Tháo lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cụm chi tiết, hệ thống truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái di chuyền trên ô tô.
  • Kiểm tra, sửa chữa được hệ thống điện điều khiển phun xăng, phun dầu điện tử trên động cơ và sửa chữa bảo dưỡng hệ thống điện trên ô tô (Toyota, Honda, Huyndai, KIA, Nissan…)
  • Tìm nguyên nhân gây ra hư hỏng, lập phương án và tiến hành sửa chữa.
  • Đọc được bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, sơ đồ mạch điện và thông số kỹ thuật theo Catalog của hãng xe Toyota, Honda, Hyundai…
  • Sử dụng thành thạo các thiết bị - dụng cụ bị đo kiểm, thiết bị kiểm tra chẩn đoán chuyên dùng trong chuyên ngành ô tô (Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe, thiết bị kiểm tra góc đánh lửa sớm, kiểm tra điều chỉnh áp suất phun nhiên liệu, thiết bị chẩn đoán động cơ như:  máy Carman Scan -VG,…và một số thiết bị kiểm tra hiện đại khác).
  • Bảo dưỡng xe ô tô, kiểm định chất lượng ô tô theo tiêu chuẩn Việt Nam.
  • Biết được kỹ thuật sơn và sơn  xe ô tô.
1.2.2. Kỹ năng mềm:
  • Có kỹ năng phân tích và xử lý thông tin.
  • Có kỹ năng giao tiếp chuyên môn và xã hội linh hoạt.
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm.
1.2.3. Anh văn; Tin học:
  • Anh văn: Có trình độ tiếng Anh tương đương 300 điểm TOIEC.
  • Tin học: Có trình độ tin học tương đương tiêu chuẩn IC3.
1.2.4. Giáo dục Chính trị, đạo đức; Giáo dục Thể chất quốc phòng – An ninh.
  • Chính trị, pháp luật.
  • Có những hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Có ý thức thực hiện nghiêm túc đường lối của Đảng, Pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Hiểu biết về đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam; quyền và nghĩa vụ công dân; biết áp dụng và thực hiện trong cuộc sống và sinh hoạt ở nhà trường và xã hội.
  • Hiểu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ của người kỹ sư thực hành trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới.
  • Đạo đức, tác phong công nghiệp.
  • Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động.
  • Có khả năng làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất.
  • Luôn chấp hành các nội quy, quy chế của đơn vị.
  • Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến.
  • Có tâm lý vững vàng, tác phong làm việc nhanh nhẹn, linh hoạt để làm việc trong cả điều kiện đặc biệt, khắc nghiệt đảm bảo an toàn lao động.
  • Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành Hiến pháp và Pháp luật.
  • Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.
  • Thể chất, quốc phòng.
  • Rèn luyện thân thể đảm bảo sức khoẻ học tập và lao động - đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp 1, thực hiện được các bài tập thể dục để rèn luyện sức khoẻ thường xuyên trong cuộc sống sau này.
  • Có kiến thức quân sự phổ thông, có khả năng chiến đấu và chỉ huy chiến đấu cấp tiểu đội. Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
  • Tại các cơ sở lắp ráp ô tô: Làm việc tại một vị trí cụ thể, trưởng dây chuyền lắp ráp, giám sát quá trình lắp ráp, giám sát chất lượng ô tô...;
  • Tại các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa: làm việc tại một vị trí cụ thể, điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, cố vấn dịch vụ, hướng dẫn thực hành, thực tập tại các cơ sở đào tạo nghề;
  • Làm việc tại các trạm đăng kiểm, kiểm định ô tô...;
  • Tại các cơ sở chế tạo phụ tùng ô tô: kiểm tra chất lượng sản phẩm, phân phối sản phẩm…;
  • Làm việc tại các garage ô tô, các salon ô tô, nhân viên bán hàng;
  • Khả năng hướng dẫn thực tập cơ bản chuyên ngành công nghệ ô tô ở các trường trung cấp nghề;
  • Quản lý, tổ chức, triển khai được nhóm tổ sản xuất, sửa chữa của ngành.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
  • Số lượng môn học, mô đun: 29.  
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học:  98 tín chỉ.
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương: 480 giờ.
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2025 giờ.
  • Khối lượng lý thuyết: 674 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1704 giờ.
3. Nội dung chương trình:

MH/
Tên môn học/mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
thuyết Thực hành/ thực tập Thi/ Kiểm
tra
I Các môn học chung 17 435 157 255 23
MH 01 Chính trị 3 75 41 29 5*
MH 02 Pháp luật 1 30 18 10 2*
MĐ 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MĐ 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 3 75 36 35 4
MĐ 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6
II Các môn hoc, mô đun chuyên môn 77 2070 465 1509 93
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 11 270 107 146 14
MH 07 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3
MH 08 - ứng dụng 1 30 17 10 3*
9 Kỹ thuật an toàn lao động 1 30 15 13 2*
MĐ 10 Vẽ kỹ thuật 2 45 15 27 3
MĐ 11 Dung sai lắp ghép và đo lường 1 30 15 13 2*
MĐ 12 Nguội cơ bản 2 45 15 28 2
MĐ 13 Hàn cơ bản 2 45 15 28 2
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 63 1725 343 1307 75
MH 14 Anh văn chuyên ngành 2 30 28 0  2*
MĐ 15 Cấu tạo ô tô 1 30 15 13 2*
MĐ 16 Cấu tạo - Nguyên lý động cơ đốt trong 2 45 15 27 3*
MĐ 17 Sửa chữa bảo dưỡng động cơ ô tô 7 180 30 140 10
MĐ 18 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động đánh lửa 4 90 30 52 8
19 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu trên động cơ 5 120 30 82 8
MĐ 20 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống Khung - Gầm ô tô 1 6 150 30 112 8
MĐ 21 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống Khung - Gầm ô tô 2 6 135 45 82 8
MĐ 22 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống điều khiển động cơ 6 150 30 112 8
MĐ 23 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống điện ô tô 6 150 30 112 8
MĐ 24 Kỹ thuật chẩn đoán và sửa chữa pan ô tô 3 75 15 56 4
MĐ 25 Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống gầm ô tô nâng cao 4 90 30 56 4
MĐ 26 Kiểm định ô tô 1 30 15 13 2
MĐ 27 Thực tập xí nghiệp 8 360  0 360  0
MĐ 28 Khóa luận tốt nghiệp 2 90  0 90 0 
II.3 Môn học, mô đun tự chọn
Chọn 01 trong 02 MH/MĐ sau:
3 75 15 56 4
29 Kỹ thuật lái xe ô tô 3 75 15 56 4
MĐ 30 Kỹ thuật đồng sơn xe ô tô 3 75 15 56 4
TỔNG 94 2505 622 1764 116
Ghi chú: Ký hiệu (*) trong cột kiểm tra cho biết số giờ kiểm tra của môn học là kiểm tra lý thuyết, các MH/MĐ không có ký hiệu này là kiểm tra thực hành.
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
- Các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
+ Tham quan, trải nghiệm thực tế tại doanh nghiệp để tìm hiểu, định hướng về nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp.
+ Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh trong và ngoài tỉnh;
+ Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, cắm trại, hoạt động tình nguyện, hoạt động giao lưu với các đơn vị bạn…. do Nhà trường, đoàn trường, hội HSSV tổ chức
- Căn căn cứ vào điều kiện cụ thể và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
- Sinh viên học hoàn thành chương trình môn học, mô đun và có đầy đủ các điều kiện theo quy định thì được dự kiểm tra hết môn học, mô đun.
- Thời gian, hình thức, nội dung và số lần kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo và trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp.
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
  • Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng và có đủ điều kiện theo quy định trong quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp thì sẽ được dự thi tốt nghiệp hoặc làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Trường hợp sinh viên được chọn làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp thì không phải thi các nội dung: Lý thuyết tổng hp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành đối với sinh viên theo quy định.
  • Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Sinh viên phải học và tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng (trừ khóa luận tốt nghiệp). Căn cứ kết quả tích lũy tín chỉ của sinh viên, Hiệu trưởng quyết định cho sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy tín chỉ, kết quả khóa luận tốt nghiệp của sinh viênvà các quy định liên quan để công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành đối với sinh viên theo quy định.
4.5. Các chú ý khác:
  • Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút; một giờ dạy thực hành hoặc tích hợp là 60 phút.
  • Thời gian học tập hàng ngày: không bố trí quá 8 giờ/ngày;
  • Một tuần không bố trí quá 30 giờ học lý thuyết, một ngày không bố trí quá 6 giờ học lý thuyết.
Phần các môn học, mô đun tự chọn: sinh viên được phép tự chọn môn học, mô đun nhưng phải đảm bảo đủ số tín chỉ theo quy định của chương trình.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay5,146
  • Tháng hiện tại51,954
  • Tổng lượt truy cập8,349,143
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây