Điều khiển phương tiện thủy nội địa
Admin
2024-08-01T10:43:56-04:00
2024-08-01T10:43:56-04:00
https://duongthuy.edu.vn/cao-dang/dieu-khien-phuong-tien-thuy-noi-dia-35.html
https://duongthuy.edu.vn/uploads/news/2022_07/dieu-khien-phuong-tien-thuy-noi-dia.png
Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Đường Thủy II
https://duongthuy.edu.vn/uploads/8a6c43081f26df788637.jpeg
Chủ nhật - 26/06/2022 01:20
Tên nghề: Điều khiển phương tiện thủy nội địa
Mã nghề: 6840109
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng và tốc độ phát triển của xã hội trong giai đoạn hội nhập.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Chính trị, đạo đức:
+ Có tư tưởng chính trị vững vàng, lập trường kiên định, có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, hiểu biết và trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nắm vững vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam;
+ Hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, có ý thức phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh;
+ Có tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân cao, có khả năng phối hợp công việc, có lòng say mê nghề nghiệp. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có ý chí cao, có tính tập thể và tinh thần vượt khó.
- Thế chất, quốc phòng:
+ Biết bơi và làm việc được trong điều kiện sóng gió, thường xuyên luyện tập để có đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong ngành;
+ Nắm được những kiến thức và thao tác cơ bản về điều lệnh và các loại vũ khí thông thường; có tinh thần cảnh giác và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.
- Kiến thức:
+ Mô tả được kết cấu phương tiện thuỷ, bố trí các trang thiết bị trên tàu và công dụng của nó;
+ Giải thích được nguyên lý điều khiển tàu thủy;
+ Biết nguyên lý hoạt động của máy tàu và hệ thống điện tàu thủy, có thể vận hành máy khi cần thiết;
+ Biết cách phán đoán, dự báo về thời tiết có ảnh hưởng đến hành trình của phương tiện thông qua các thông tin, các hiện tượng tự nhiên hoặc qua các thiết bị chuyên ngành;
+ Nhận biết các loại phương tiện thuỷ nội địa, hiểu biết phương pháp đóng phương tiện, phân loại nguyên vật liệu sử dụng;
+ Nắm vững Luật Giao thông đường thủy nội địa để xử lý đúng các tình huống trong quá trình điều khiển tàu;
+ Biết được phương pháp lắp ghép các đội hình phương tiện vận tải;
+ Xác định được độ sâu mực nước, chiều cao của các cấu trúc thượng tầng để tính toán an toàn khi vận hành tàu;
+ Biết cách xác định vị trí và kiểm soát tuyến đi bằng kiến thức địa dư đã học; nắm vững đặc điểm của các tuyến luồng, bến cảng chính để điều khiển tàu an toàn;
+ Nắm vững những quy định về vận chuyển hàng hoá và hành khách, nhận biết các loại hàng hoá biết các đặc tính của chúng; biết các phương pháp, thủ tục giao nhận hàng hoá; bảo đảm an toàn cho hàng hoá và hành khách trong quá trình vận chuyển;
+ Có các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ, tin học để có thể tự học tập nâng cao trình độ, qua đó tiếp thu được các kiến thức về khoa học, công nghệ mới qua tài liệu sách báo và các thông tin trên internet, có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh phục vụ cho chuyên ngành;
+ Biết sử dụng hải đồ để xác định hướng đi, trên các tuyến ven biển;
+ Biết sử dụng các thiết bị Hàng hải để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;
+ Biết các quy định về chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;
+ Nắm vững Luật Hàng hải có liên quan phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp;
+ Phân tích và đánh giá được kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao.
- Kỹ năng nghề:
Làm được các công việc của thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa hạng nhất, cụ thể:
+ Thành thạo việc chèo xuồng, làm dây, bảo dưỡng tàu;
+ Sử dụng thành thạo các trang, thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu đắm và biết phương pháp cứu người ngã xuống nước;
+ Thành thạo và hướng dẫn cho thuỷ thủ các nút dây, đấu cáp, đấu dây, lắp ráp và sử dụng các loại ròng rọc, puly, tời;
+ Thực hiện công việc vệ sinh, kiểm tra bảo dưỡng phương tiện và các trang thiết bị về dây, cáp, tời, hệ thống truyền động;
+ Đo dò luồng lạch;
+ Đo mớn nước phương tiện;
+ Chỉ huy mọi người trên phương tiện để xử lý khi phương tiện có tình huống khẩn cấp, nguy cơ mất an toàn hoặc bị tai nạn;
+ Chủ động thực hiện tốt các công việc chuẩn bị cho một chuyến hành trình của phương tiện;
+ Điều động tàu an toàn khi ra vào bến, neo đậu và hành trình trong mọi tình huống;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ công tác khai thác tàu, công tác tìm kiếm cứu nạn;
+ Thực hiện tốt quy định về an toàn và bảo vệ môi trường đường thuỷ nội địa;
+ Thực hiện đầy đủ các công việc liên quan hợp đồng vận tải;
+ Lập được các kế hoạch về kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trên boong, hệ thống lái, các thiết bị cấp cứu; vệ sinh và bảo dưỡng vỏ phương tiện;
+ Lập kế hoạch và tổ chức một chuyến đi an toàn hiệu quả cho loại phương tiện được điều khiển theo quy định;
+ Thao tác được các đường tàu chạy và dẫn dắt tàu bằng các thiết bị hàng hải, trên các tuyến ven biển;
+ Sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị hàng hải trên tàu: rađa, máy định vị GPS, la bàn từ, máy đo sâu, tốc độ kế và các trang thiết bị khác để điều động tàu trong các tình huống đảm bảo an toàn;
+ Thành thạo trong việc xử lý thế cân bằng của tàu khi chuyên chở một số loại hàng đặc biệt;
+ Viết các văn bản liên quan đến hoạt động của phương tiện, của thuyền viên;
+ Giao tiếp đơn giản trong chuyên ngành bằng tiếng Anh;
+ Báo cáo kết quả hoạt động của một quá trình sản xuất trên một tuyến vận tải được giao
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc ở các vị trí sau:
- Thuỷ thủ trên các phương tiện thuỷ nội địa;
- Người lái phương tiện trên các phương tiện thuỷ nội địa;
- Thuyền phó hoặc Thuyền trưởng ở các phương tiện nhóm II;
- Cán sự của phòng điều độ vận tải;
- Đội phó hoặc Đội trưởng đội tàu tại các công ty, xí nghiệp; doanh nghiệp vận tải đường thuỷ nội địa.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 34 môn học, mô đun
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2625 giờ
- Khối lượng các môn học chung: 450 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2175 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 987 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1444 giờ; Kiểm tra: 134 giờ
3. Nội dung chương trình:
M ã
MH,
MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số
tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số |
Trong đó |
Lý
thuyết |
Thực
hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận |
Kiểm
tra |
I |
Các môn học chung |
23 |
450 |
237 |
189 |
24 |
MH01 |
Chính trị |
5 |
90 |
60 |
25 |
5 |
MH02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
25 |
3 |
2 |
MĐ03 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
4 |
52 |
4 |
MĐ04 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh |
5 |
75 |
58 |
13 |
4 |
MĐ05 |
Tin học |
3 |
75 |
30 |
41 |
4 |
MH06 |
Tiếng Anh cơ bản |
6 |
120 |
60 |
55 |
5 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
16 |
315 |
161 |
133 |
21 |
MĐ07 |
Kỹ thuật bơi lặn |
2 |
60 |
4 |
52 |
4 |
MĐ08 |
Kỹ năng mềm |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MH09 |
An toàn cơ bản |
4 |
75 |
45 |
25 |
5 |
MH10 |
Cấu trúc tàu |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
MH11 |
Tiếng Anh chuyên ngành |
5 |
90 |
60 |
24 |
6 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề |
72 |
1605 |
473 |
1056 |
76 |
MĐ12 |
Thuyền nghệ |
3 |
105 |
20 |
75 |
10 |
MH13 |
Lý thuyết tàu |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
MH14 |
Môi trường đường thủy |
3 |
30 |
23 |
5 |
2 |
MH15 |
Khí tượng thủy văn |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
MH16 |
Luật GTĐTNĐ |
4 |
60 |
28 |
28 |
4 |
MĐ17 |
Thông tin liên lạc hàng hải |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MH18 |
Luồng chạy tàu thuyền |
4 |
60 |
28 |
28 |
4 |
MĐ19 |
Sơ cứu |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MH20 |
Nguyên lý điều khiển tàu thủy |
3 |
45 |
42 |
0 |
3 |
MĐ21 |
Điều động tàu 1 |
6 |
165 |
15 |
141 |
9 |
MĐ22 |
Điều động tàu 2 |
6 |
165 |
15 |
141 |
9 |
MH23 |
Địa văn hàng hải |
4 |
75 |
42 |
28 |
5 |
MH24 |
Vận tải ĐTNĐ 1 |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
MH25 |
Vận tải ĐTNĐ 2 |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
MĐ26 |
Trực ca |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MH27 |
Nghiệp vụ thuyền trưởng |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
MĐ28 |
Thiết bị hàng hải 1 |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MĐ29 |
Thiết bị hàng hải 2 |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MĐ30 |
Thực tập tốt nghiệp |
10 |
450 |
0 |
450 |
0 |
II.3 |
Môn học, mô đun tự chọn |
5 |
195 |
116 |
66 |
13 |
MĐ31 |
Máy tàu thủy |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MĐ32 |
Điện tàu thủy |
2 |
45 |
15 |
27 |
3 |
MH33 |
Luật hàng hải |
3 |
60 |
49 |
7 |
4 |
MH34 |
Bảo hiểm hàng hải |
3 |
45 |
37 |
5 |
3 |
Tổng cộng |
116 |
2625 |
987 |
1444 |
134 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình:
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
- Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải tự học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Môn chính trị; lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.
-Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành theo quy định của trường.