Điều khiển tàu biển

Thứ sáu - 13/09/2024 00:10
Tên nghề: Điều khiển tàu biển
Mã nghề: 6840109
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành hàng hải, đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng và tốc độ phát triển của xã hội trong giai đoạn hội nhập.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Chính trị, đạo đức:
    + Có tư tưởng chính trị vững vàng, lập trường kiên định, có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc, hiểu biết và trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nắm vững vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam;
    + Hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước, có ý thức phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh;
    + Có tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân cao, có khả năng phối hợp công việc, có lòng say mê nghề nghiệp. Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có ý chí cao, có tính tập thể và tinh thần vượt khó.
- Thế chất, quốc phòng:
    + Biết bơi và làm việc được trong điều kiện sóng gió, thường xuyên luyện tập để có đủ sức khỏe để làm việc lâu dài trong ngành;
    + Nắm được những kiến thức và thao tác cơ bản về điều lệnh và các loại vũ khí thông thường; có tinh thần cảnh giác và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc thực hiện nghĩa vụ quốc phòng toàn dân.
- Kiến thức:
+ Nắm vững được các yêu cầu về chuẩn kiến thức của thuyền viên được quy định tại chương II của Công ước Quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên (STCW78) và các sửa đổi;
+ Nhận biết được các loại dây được sử dụng trên tàu biển và biết được kiến thức trong qua trình sử dụng, bảo quản và bảo dưỡng các loại dây đó;
+ Trình bày được kiến thức về sơn tàu biển, kỹ thuật gõ gỉ, kỹ thuật bảo quản thiết bị trên boong khi thực hiện tốt công việc bảo quản vỏ tàu;
+ Biết được cấu tạo và quy trình vận hành khai thác thiết bị trên boong;
+ Biết được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị hàng hải.
+ Trình bày được kiến thức về hỗ trợ điều động để làm tốt công tác chuẩn bị trước khi điều động tàu, công tác lái tàu và công tác cảnh giới trong khi điều động tàu;
+ Phân tích được các yêu cầu về trực ca để duy trì ca trực an toàn;
+ Phân tích được những kiến thức về địa văn hàng hải nhằm xác định phương hướng trên biển, vị trí tàu và lập kế hoạch tuyến đường;
+ Phân tích được kiến thức về thiên văn hàng hải để xác định sai số la bàn và xác định vị trí tàu;
+ Phân tích được kiến thức về hàng hoá vận tải biển để lập sơ đồ xếp, dỡ hàng, tính toán ổn định tàu, triển khai việc làm hàng, giám định mớn nước;
+ Phân tích được bản đồ thời tiết và các thông tin khí tượng từ đó đưa ra được các giải pháp phù hợp để dẫn tàu an toàn;
+ Nắm vững được kiến thức về pháp luật hàng hải và các công ước hàng hải quốc tế để khai thác tàu an toàn;
+ Biết các phương án phù hợp để điều động tàu trong điều kiện đặc biệt;
+ Biết các biện pháp ứng phó phù hợp khi gặp tình hướng nguy cấp xảy ra;
+ Nắm vững các quy định về an toàn phương tiện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
+ Biết cách quản trị tàu, nắm được các bước lập tuyến hành trình;
+ Nắm vững được những kiến thức tiếng Anh cơ bản theo chuẩn ngoại ngữ quốc gia.
- Kỹ năng:
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
+ Sử dụng được một số dụng cụ, khí cụ điện và bảng điện phục vụ trực tiếp cho việc vận hành khai thác các thiết bị trên boong, tắt mở đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng;
+ Thực hiện được các kỹ năng giao tiếp tốt với các thành viên trên tàu, đại lý, chủ tàu, chính quyền cảng, với hành khách (trên tàu khách);
+ Thực hiện được công tác quản trị tàu, khai thác tàu;
+ Thực hiện được công việc hỗ trợ điều động tàu;
+ Thực hiện được công tác làm dây;
+ Thực hiện được dẫn tàu trên biển trong các điều kiện ngoại cảnh bình thường;
+ Vận hành và khai thác được các trang thiết bị ngành boong đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
+ Xử lý được bằng các hành động phù hợp khi tàu gặp tình huống nguy cấp;
+ Xử lý được bằng các hành động phù hợp khi gặp tàu khác đang gặp nạn;
+ Lựa chọn được thông tin và tài liệu để lập được kế hoạch tuyến đường;
+ Quản lý, tu chỉnh, ghi chép được các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, các loại nhật ký ngành boong;
+ Quản lý được chứng chỉ, bằng cấp của thuyền viên trên tàu;
+ Thực hiện được công việc giám sát làm hàng theo kế hoạch;
+ Chằng buộc được chắc chắn khi bảo quản, vận chuyển hàng hoá;
+ Lập được kế hoạch chuyến đi;
+ Lập được kế hoạch xếp, dỡ hàng hoá;
+ Lập được sơ đồ xếp,dỡ  hàng hoá;
+ Quản lý được giấy tờ, hồ sơ tàu;
+ Lập được kế hoạch công việc cho bộ phận boong;
+ Xử lý được các tình huống nguy cấp;
+ Tổ chức và quản lý được nhân sự trên tàu;
+ Hiểu được các chính sách,các quy trình trong hệ thống quản lý an toàn,thực hiện được các quy trình theo công việc được phân công.
+ Thực hiện được Kế hoạch an ninh trên tàu;
+ Có thể đảm nhận được chức danh sỹ quan an ninh & sỹ quan an toàn trên tàu biển.
+ Giao tiếp được bằng tiếng Anh trong công việc.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Người học có ý thức trách nhiệm thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Có tinh thần trách nhiệm, có ý thức trong học tập và làm việc nhóm;
+ Thái độ học tập nghiêm túc, thực hiện công việc cẩn trọng và có ý thức bảo đảm an toàn vệ sinh công nghiệp.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Thuỷ thủ trên tàu biển;
- Một số công việc phòng ban có liên quan đến an toàn, thiết bị hàng hải, vận tải biển,...
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 36
- Tổng số tín chỉ: 107
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2541 giờ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương:  435 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2106 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 928 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1487 giờ; Kiểm tra: 126 giờ

3. Nội dung chương trình:


MH,
Tên môn học, mô đun


Số
tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)



Tổng số
Trong đó

thuyết
Thực
hành/ thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận


Kiểm
tra
I Các  môn học chung
MH01 Chính trị 4 75 41 29 5
MH02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 4 75 36 35 4
MH05 Tin học 3 75 15 58 2
MH06  Ngoại ngữ (Anh văn) 5 120 42 72 6
  Tổng (1) 20 435 157 255 23
II Các  môn học, mô đun chuyên môn
II.1 Các môn học, mô đun cơ sở
MH07 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3
MĐ08 An toàn lao động hàng hải 4 75 45 25 5
MH09 Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải 1 3 90 55 30 5
MH10 Tiếng Anh chuyên ngành hàng hải 2 3 90 55 30 5
  Tổng (2) 12 300 170 112 18
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn
MH11 Lý thuyết tàu 3 45 37 5 3
MH12 Bảo vệ môi trường 2 30 23 5 2
MH13 Khí tượng hải dương 3 45 37 5 3
MH14 Luật hàng hải 3 60 49 7 4
MĐ15 Thủy nghiệp 3 75 12 59 4
MĐ16 Vận hành, khai thác thiết bị trên boong và bảo quản vỏ tàu 3 60 15 41 4
MH17 Địa văn hàng hải 1 3 75 30 40 5
MĐ18 Thiên văn hàng hải 3 60 30 25 5
MĐ19 Colreg 72 2 48 16 30 2
MH20 Địa văn hàng hải 2 3 75 30 40 5
MĐ21 Thông tin liên lạc hàng hải hàng hải 2 45 13 30 2
MH22 Nguyên lý điều khiển tàu thủy 3 45 37 5 3
MĐ23 Điều động tàu 1 3 90 10 72 8
MĐ24 Điều động tàu 2 3 75 8 60 7
MĐ25 Thiết bị hàng hải 1 2 60 15 42 3
MĐ26 Thiết bị hàng hải 2 2 60 15 42 3
MĐ27 Trực ca 2 45 15 27 3
MH28 Công ước quốc tế 3 45 37 5 3
MĐ29 Ổn định tàu 2 48 16 30 2
MH30 Hàng hoá vận tải biển 4 75 45 25 5
MH31 Quản lý nhân lực buồng lái 3 45 37 5 3
MH32 Bảo hiểm hàng hải 3 45 37 5 3
MH33 Nghiệp vụ sỹ quan vận hành 3 45 37 5 3
MH34 Thực tập tốt nghiệp 10 450 0 450 0
  Tổng (3) 73 1746 601 1060 85
III Các môn học, mô đun tự chọn
MĐ35 Chuyên đề một số kỹ năng làm việc trên tàu 1 30 0 30 0
MĐ36 Chuyên đề về Hệ thống quản lý an toàn tàu 1 30 0 30 0
MĐ37 Chuyên đề về Khai thác thương vụ 1 30 0 30 0
MĐ38 Chuyên đề về tai nạn hàng hải 1 30 0 30 0
  Tổng (4) 2 60 0 60 0
  TỔNG CỘNG (1)+(2)+(3)+(4) 107 2541 928 1487 126

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện
- Môn Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Nhà trường dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
- Quản lý, giáo dục chính trị sinh viên ngoài giờ như sinh hoạt đầu khóa học, họp lớp, bình xét sinh viên tiêu biểu, sinh viên vượt khó, …
- Tổ chức cho sinh viên tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, kho cấp phát nguyên liệu của các công ty, nhà máy tới để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội…; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; có thể tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai – lũ lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, … bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:
STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hoá, văn nghệ
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Sinh hoạt tập thể
Ngoài giờ học hàng ngày
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3 Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật.
5 Đi thực tế Theo thời gian bố trí của giảng viên và theo yêu cầu của môn học
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra và tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo của Trường Cao đẳng GTVT đường thủy II tại Quyết định số 898/QĐ-ĐTII ngày 11/08/2017; Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy đinh tại Điều 12 về tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc mô học, mô đun.
- Tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:
Tổ chức kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Thường xuyên - Vấn đáp Trong giờ học
- Viết: Tự luận; trắc nghiệm; kết hợp tự luận và trắc nghiệm Không quá 30 phút
- Đánh giá mức độ thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác Trong quá trình học theo từng môn học, mô đun
Định kỳ Theo quy định trong chương trình môn học, mô đun:  
- Viết: Tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức này Từ 45 phút đến 60 phút
- Chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác  
Bảo đảm trong một môn học, mô đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
- Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
MH/MĐ thi Hình thức thi Thời gian thi
Lý thuyết Viết, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 60 phút đến 120 phút
Thực hành Thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 90 phút đến 240 phút
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
- Sinh viên phải học hết Chương trình đào tạo Cao đẳng Kế toán doanh nghiệp và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cử nhân Cao đẳng thực hành;
- Các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: Theo quy định tại Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH;
+ Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp: Trọng tâm kiến thức về kế toán, tài chính, thuế trong doanh nghiệp;
+ Thực hành nghề nghiệp: Thực hiện bài thực hành kỹ năng tổng hợp về lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; lập báo cáo kế toán tài chính và kê khai thuế.
 - Tổ chức thi tốt nghiệp:
Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
Chính trị Viết
Trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Từ 45 phút đến 60 phút.
Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp Viết Không quá 180 phút
Trắc nghiệm Không quá 180 phút
Vấn đáp Không quá 60 phút/sinh viên (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)
Thực hành nghề nghiệp Viết Không quá 240 phút
Máy vi tính Không quá 120 phút
Vấn đáp Không quá 60 phút/sinh viên (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ thực hành theo quy định hiện hành của trường.
4.5. Các chú ý khác (nếu có):
- Đầu khóa học phòng Đào tạo – Khoa học & Đối ngoại căn cứ vào đội ngũ giảng viên chuyên môn và khảo sát ý kiến sinh viên để chọn 02 trong 04 môn học, mô đun tự chọn trong chương trình đào tạo.
- Thực tập nghề nghiệp có thể được đào tạo ngay tại Trường hoặc kết hợp tại trường và tại doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình kế toán doanh nghiệp ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay3,597
  • Tháng hiện tại30,294
  • Tổng lượt truy cập8,600,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây