Khai thác máy tàu thuỷ
Admin
2022-07-01T03:29:12-04:00
2022-07-01T03:29:12-04:00
https://duongthuy.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/khai-thac-may-tau-thuy-34.html
https://duongthuy.edu.vn/uploads/news/2022_07/may-tau-thuy.png
Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Đường Thủy II
https://duongthuy.edu.vn/uploads/8a6c43081f26df788637.jpeg
Chủ nhật - 26/06/2022 01:20
Tên ngành, nghề: Khai thác máy tàu thuỷ
Mã ngành, nghề: 6840112
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính qui
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
- Có kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.
- Có kiến thức cơ bản về tổ chức, quản lý, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi được đào tạo.
- Hiểu được nguyên lý làm việc, nguyên lý kết cấu của hệ động lực chính, Diesel – máy phát, các máy phụ, các thiết bị và các hệ thống phục vụ trên tàu thủy; nêu tên, công dụng và điều kiện làm việc của những chi tiết trong hệ thống máy tàu thuỷ.
- Biết điều kiện làm việc, điều kiện khai thác của máy móc, thiết bị trong hệ thống máy tàu thuỷ để khai thác thiết bị trên có hiệu quả và an toàn;
- Hiểu được các bản vẽ về hệ thống, bản vẽ về kết cấu của các thiết bị, chi tiết, các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật, các nội dung hướng dẫn của nhà chế tạo, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên trách;
- Biết quy trình vận hành, chăm sóc, bảo dưỡng máy móc, thiết bị tàu thuỷ thuộc bộ phận máy quản lý;
- Hiểu được chức trách, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy làm việc trên tàu thuỷ theo thông tư số 37/2016/TT-BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Bộ giao thông vận tải.
- Hiểu và biết được, bộ luật Hàng hải, các công ước của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Cục đăng kiểm, Cục Hàng hải, Cục Đường thủy Nội địa về an toàn cho người cũng như phương tiện đi biển, đi trong lãnh hải Việt Nam và bảo vệ môi trường;
- Biết và hiểu được nội dung các quy trình tháo lắp, bảo dưỡng - sửa chữa, kiểm tra, điều chỉnh máy móc, thiết bị trong các hệ thống mà bộ phận máy quản lý trên tàu;
- Biết được các hư hỏng thường gặp, sự cố bất thường của chi tiết và hệ thống phục vụ động cơ Diesel, các hệ hống phục vụ khác để có phương án khai thác, xử lý hợp lý;
- Biết và hiểu được mục đích của từng công việc trong khai thác và vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị và máy móc của các hệ thống trong hệ động lực tàu thuỷ;
- Hiểu và xử lý được các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp trên tàu thuỷ.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực hiện được và đúng chức trách, nhiệm vụ của thợ máy, sỹ quan máy (trực ca, bảo dưỡng - sửa chữa) mà thuyền viên đảm nhiệm trên tàu tương ứng với trình độ: kiến thức và kỹ năng - kinh nghiệm của nghề nghiệp;
- Vận hành các máy móc, thiết bị chính xác theo các quy trình hướng dẫn cho các máy, tổ hợp và các hệ thống cụ thể mà bộ phận máy quản lý;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong khi khai thác cũng như bảo dưỡng và sửa chữa đáp ứng công việc;
- Bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị đúng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Đánh giá đúng, chính xác tình trạng kỹ thuật của cụm chi tiết, chi tiết trong các hệ thống để khai thác an toàn, hiệu quả cao;
- Xác định được nguyên nhân và vị trí hư hỏng, xử lý khai thác ở chế độ sự cố, an toàn cho con người cũng như phương tiện;
- Có khả năng đọc hiểu, viết và giao tiếp bằng tiếng Anh để làm việc trên tàu có hiệu quả theo yêu cầu của các doanh nghiệp;
- Có tác phong chuyên nghiệp, kỷ luật nghiêm để làm việc trên tàu thuỷ (trong các điều kiện làm việc căng thẳng và khó khăn);
- Tổ chức, tham gia điều hành một phần bộ phận máy làm việc trong các điều kiện đặc biệt khó khăn (sự cố, sóng gió);
- Có khả năng đào tạo, kèm cặp thợ máy bậc thấp.
- Có năng lực tổ chức và điều hành sản xuất theo nhóm, làm việc độc lập khi cần;
- Có khả năng hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
- Đánh giá được chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Người có bằng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng “Khai thác máy tàu thủy” có thể làm:
- Làm các công việc của thợ máy, sỹ quan máy (trực ca, bảo dưỡng, sửa chữa) mà thuyền viên đảm nhiệm trên tàu thủy của các công ty vận tải thủy trong nước và quốc tế;
- Làm các công việc vận hành các máy, tổ hợp và các hệ thống động lực tàu thủy mà bộ phận máy tàu đảm nhiệm trên tàu thủy của các công ty vận tải thủy trong nước và quốc tế;
- Làm các công việc của bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị máy tàu thủy của các công ty vận tải thủy trong nước và quốc tế;
- Thực hiện việc xử lý sự cố trong khai thác (vận hành, sửa chữa) máy tàu thủy của các công ty vận tải thủy trong nước và quốc tế.
- Có khả năng làm chuyên viên kỹ thuật, phụ trách kỹ thuật ở các đơn vị vận tải thủy.
- Có khả năng làm giáo viên ở các trường Trung cấp đào tạo sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu thủy.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 43
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 124 Tín chỉ
- Khối lượng các môn học chung/đại cương: 450 giờ
- Khối lượng các môn học, môđun chuyên môn: 2.190 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 1.151 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.319 giờ; Kiểm tra: 170 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã
MH/MĐ |
Tên môn học, mô đun |
Số tín chỉ |
Thời gian học tập (giờ) |
Tổng số |
Trong đó |
Lý thuyết |
Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận |
Thi/
Kiểm tra |
I |
Các môn học chung |
23 |
450 |
237 |
189 |
24 |
MH01 |
Chính trị |
5 |
90 |
60 |
25 |
5 |
MH02 |
Pháp luật |
2 |
30 |
25 |
3 |
2 |
MH03 |
Giáo dục thể chất |
2 |
60 |
4 |
52 |
4 |
MH04 |
Giáo dục quốc phòng |
5 |
75 |
58 |
13 |
4 |
MH05 |
Tin học |
3 |
75 |
30 |
41 |
4 |
MH06 |
Ngoại ngữ |
6 |
120 |
60 |
55 |
5 |
II |
Các môn học, mô đun chuyên môn |
II.1 |
Môn học, mô đun cơ sở |
27 |
480 |
295 |
133 |
52 |
MH07 |
Kỹ năng mềm |
2 |
45 |
15 |
25 |
5 |
MH08 |
Vẽ kỹ thuật |
3 |
45 |
40 |
0 |
5 |
MH09 |
Cơ kỹ thuật |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH10 |
Nhiệt kỹ thuật |
2 |
30 |
25 |
0 |
5 |
MH11 |
Lý thuyết tàu |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH12 |
Vật liệu |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH13 |
Nguyên lý và chi tiết máy |
2 |
30 |
25 |
0 |
5 |
MH14 |
Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH15 |
Môi trường và bảo vệ môi trường thuỷ |
2 |
30 |
25 |
0 |
5 |
MH16 |
Thủy lực và máy thuỷ lực |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MĐ17 |
Thực hành nguội |
3 |
75 |
15 |
56 |
4 |
MĐ18 |
Tiện, hàn cơ bản |
3 |
75 |
15 |
52 |
8 |
II.2 |
Môn học, mô đun chuyên môn ngành |
70 |
1635 |
577 |
971 |
87 |
MH19 |
An toàn và tổ chức lao động |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH20 |
Tiếng Anh chuyên ngành 1 |
4 |
75 |
45 |
27 |
3 |
MH21 |
Luật- Công ước Hàng hải |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH22 |
Trực ca |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH23 |
Máy điện và thiết bị điện tàu thủy |
3 |
45 |
42 |
0 |
3 |
MH24
|
Hệ thống tự động máy tàu thuỷ |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH25 |
Động cơ Diesel tàu thủy |
5 |
75 |
70 |
0 |
5 |
MH26 |
Tổ chức và công nghệ sửa chữa |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH27 |
Trang trí, khai thác hệ động lực tàu thuỷ |
5 |
75 |
70 |
0 |
5 |
MH28 |
Tiếng Anh chuyên ngành 2 |
4 |
75 |
30 |
42 |
3 |
MĐ29 |
Vận hành hệ động lực chính Diesel tàu thuỷ |
4 |
105 |
15 |
86 |
4 |
MĐ30 |
Khai thác máy phát điện |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ31 |
Khai thác, bảo dưỡng hệ thống điện |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ32 |
Khai thác bơm, quạt và máy nén khí tàu thuỷ |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ33 |
Khai thác máy lạnh và điều hòa không khí |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ34 |
Bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Diesel tàu thuỷ |
4 |
105 |
15 |
86 |
4 |
MĐ35 |
Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phục vụ động cơ Diesel |
3 |
75 |
15 |
56 |
4 |
MĐ36 |
Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trên boong |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ37 |
Khai thác máy lọc dầu và thiết bị phân ly dầu nước |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ38 |
Khai thác nồi hơi tàu thuỷ |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ39 |
Xử lý các sự cố động cơ Diesel tàu thuỷ |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ40 |
Vận hành các máy sự cố trên tàu thuỷ |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MĐ41 |
Thực tập tốt nghiệp |
10 |
450 |
5 |
440 |
5 |
II.3 |
Môn học, mô đun tự chọn |
4 |
75 |
42 |
26 |
7 |
MĐ42 |
Mô phỏng buồng máy |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
MH43 |
Kỹ thuật điện, điện tử tàu thủy |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MH44 |
Thiết bị trao đổi nhiệt |
2 |
30 |
27 |
0 |
3 |
MĐ45 |
Bảo dưỡng, sửa chữa hệ trục tàu thuỷ |
2 |
45 |
15 |
26 |
4 |
Tổng cộng |
124 |
2640 |
1151 |
1319 |
170 |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
- Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, trên các phương tiện tàu thủy;
- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện cho sinh viên.
Số TT |
Nội dung |
Thời gian |
1 |
Thể dục, thể thao |
5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày |
2 |
Văn hoá, văn nghệ:
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng
- Sinh hoạt tập thể |
Ngoài giờ học hàng ngày
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần) |
3 |
Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu |
Tất cả các ngày làm việc trong tuần |
4 |
Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể |
Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật |
5 |
Tham quan, dã ngoại |
Mỗi học kỳ 1 lần |
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Theo kế hoạch năm học, theo ngân hàng đề thi và đáp án các MH/MĐ(Phòng đào tạo phối hợp cùng khoa chuyên môn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun theo từng học kỳ)
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
Người học sau khi học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
Nội dung thi tốt nghiệp:
Số TT |
Môn thi |
Hình thức thi |
Thời gian thi |
1 |
Chính trị |
Viết
Trắc nghiệm |
Không quá 120 phút
Không quá 90 phút |
2 |
Kiến thức, kỹ năng: |
|
|
- Lý thuyết. |
Viết |
Không quá 180 phút |
- Vấn đáp
- Trắc nghiệm |
Không quá 60 phút
(40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)
Không quá 90 phút |
- Thực hành. |
Bài thi thực hành |
Không quá 8 giờ |
- Mô đun tốt nghiệp ( tích hợp giữa lý thuyết với thực hành) |
Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành |
Không quá 8 giờ |
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định.
4.5. Các chú ý khác:
- Trên cơ sở số môn học, mô đun trong chương trình, phòng đào tạo cùng với khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình.
- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình.
- Đánh giá thái độ sinh viên, giáo viên bộ môn có thể dùng “ Sổ theo dõi sinh viên” để nhận xét thường xuyên của mình về từng sinh viên và cả lớp./.