Kế toán doanh nghiệp

Chủ nhật - 26/06/2022 01:12
Tên ngành, nghề: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP
Mã ngành, nghề: 5340302
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp từ Trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên
Thời gian đào tạo: 2 năm


1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo trình độ trung cấp Kế toán doanh nghiệp có kiến thức kinh tế cơ bản, kiến thức cơ sở và chuyên môn về kế toán - tài chính, có khả năng tổng hợp, xử lý các nghiệp vụ kinh tế, hạch toán kế toán, ứng dụng các phần mềm kế toán và tổ chức bộ máy kế toán cho doanh nghiệp, có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, có đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các yêu cầu phát triển nghề nghiệp và xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức, kỹ năng:
- Kiến thức:
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong lĩnh vực kế toán;
+ Trình bày được các quy định về kế toán;
+ Hiểu được những kiến thức cơ bản, cần thiết về tin học liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán;
+ Biết cách xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
+ Biết được cách cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp;
- Kỹ năng:
+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;
+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;
+ Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp;
+ Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
+ Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp;
+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp;
+ Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;
+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;
1.2.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
- Về chính trị, đạo đức:
+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;
+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Về thể chất, quốc phòng:
+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;
+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi học xong Chương trình đào tạo Trung cấp Kế toán doanh nghiệp, sinh viên thích ứng vị trí công tác:
- Kế toán viên tại các loại hình công ty kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực, làm việc tại các bộ phận kinh doanh, tín dụng, tài chính – kế hoạch ở ngân hàng, tổ chức tín dụng với vị trí nhân viên thừa hành.
- Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
- Số lượng môn học, mô đun: 23 MH/MĐ
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 80 Tín chỉ
- Khối lượng học toàn khóa học: 1.795 giờ
- Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.540 giờ
- Khối lượng lý thuyết: 569 giờ
- Khối lượng thực hành, thực tập, thảo luận: 1.226 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian của môn học, mô đun (giờ)  
 
Tổng số Trong đó  
Lý thuyết Thực hành, thảo luận, bài tập Kiểm tra  
I Các môn học chung 20 234 73 148 13  
MH 01 Chính trị 4 30 15 13 2  
MH 02 Pháp luật 2 15 9 5 1  
MĐ 03 Giáo dục thể chất 2 30 4 24 2  
MĐ 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 4 24   21 3  
MĐ 05 Tin học 3 45 15 29 1  
MH 06 Tiếng Anh 5 90 30 56 4  
II Các môn học, mô đun chuyên môn 60 1,540 480 956 104  
II.1 Môn học, mô đun cơ sở 15 315 165 129 21  
MH 07 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3  
MH 08 Pháp luật kinh tế 2 45 30 12 3  
MH 09 Soạn thảo văn bản 2 45 15 27 3  
MH 010 Kinh tế vi mô 3 60 30 26 4  
MH 011 Lý thuyết tài chính tiền tệ 2 45 30 12 3  
MH 012 Lý thuyết kế toán 4 75 45 25 5  
II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 36 1,045 225 749 71  
MH 13 Thuế 3 60 30 26 4  
MH 14 Tài chính doanh nghiệp 4 90 50 35 5  
MĐ 15 Kế toán doanh nghiệp I 5 120 55 60 5  
MĐ 16 Kế toán doanh nghiệp II 5 120 50 65 5  
MĐ 17 Thực hành chứng từ sổ sách kế toán 3 90 15 69 6  
MĐ 18 Ứng dụng Excel trong kế toán 2 75 25 45 5  
MĐ 19 Thực hành phần mềm Kế toán-Thuế-BHXH 4 120 20 95 5  
MĐ 20 Thực tập nghề nghiệp 4 150 10 120 20  
MĐ 21 Thực tập tốt nghiệp 9 280   260 20  
II.3 Môn học, mô đun tự chọn (chọn 2 trong 4) 6 120 60 52 8  
MH 22 Nghiệp vụ xuất nhập khẩu 3 60 30 26 4  
MH 23 Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ 3 60 30 26 4  
MH 24 Marketing 3 60 30 26 4  
MH 25 Kế toán quản trị 3 60 30 26 4  
   Tổng cộng 80 1,795 569 1,109 117  

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện
- Môn Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
- Môn Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
- Môn Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
- Môn Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
- Môn Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ Cao đẳng và Trung cấp.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
Để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Nhà trường dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa bao gồm:
- Quản lý, giáo dục chính trị sinh viên ngoài giờ như sinh hoạt đầu khóa học, họp lớp, bình xét sinh viên tiêu biểu, sinh viên vượt khó, …
- Tổ chức cho sinh viên tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các phân xưởng, dây chuyền sản xuất, kho cấp phát nguyên liệu của các công ty, nhà máy tới để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học.
- Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động Đoàn; các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội…; các phong trào thi đua nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; có thể tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai – lũ lụt, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh hoặc tuyên truyền phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội, … bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:
STT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hoá, văn nghệ
Qua các phương tiện thông tin đại chúng
Sinh hoạt tập thể
Ngoài giờ học hàng ngày
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3 Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu
Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật.
5 Đi thực tế Theo thời gian bố trí của giảng viên và theo yêu cầu của môn học
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra và tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo của Trường Cao đẳng GTVT đường thủy II tại Quyết định số 898/QĐ-ĐTII ngày 11/08/2017; Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy đinh tại Điều 12 về tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc mô học, mô đun.
- Tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:
Tổ chức kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Thường xuyên - Vấn đáp Trong giờ học
- Viết: Tự luận; trắc nghiệm; kết hợp tự luận và trắc nghiệm Không quá 30 phút
- Đánh giá mức độ thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác Trong quá trình học theo từng môn học, mô đun
Định kỳ Theo quy định trong chương trình môn học, mô đun:  
- Viết: Tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức này Từ 45 phút đến 60 phút
- Chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác  
Bảo đảm trong một môn học, mô đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
- Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
MH/MĐ thi Hình thức thi Thời gian thi
Lý thuyết Viết, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 60 phút đến 120 phút
Thực hành Thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 90 phút đến 240 phút
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
- Sinh viên phải học hết Chương trình đào tạo Cao đẳng Kế toán doanh nghiệp và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Cử nhân Cao đẳng thực hành;
- Các môn thi tốt nghiệp:
+ Chính trị: Theo quy định tại Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH;
+ Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp: Trọng tâm kiến thức về kế toán, tài chính, thuế trong doanh nghiệp;
+ Thực hành nghề nghiệp: Thực hiện bài thực hành kỹ năng tổng hợp về lập chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ kế toán; ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết; lập báo cáo kế toán tài chính và kê khai thuế.
 - Tổ chức thi tốt nghiệp:
Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
Chính trị Viết
Trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Từ 45 phút đến 60 phút.
Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp Viết Không quá 180 phút
Trắc nghiệm Không quá 180 phút
Vấn đáp Không quá 60 phút/sinh viên (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)
Thực hành nghề nghiệp Viết Không quá 240 phút
Máy vi tính Không quá 120 phút
Vấn đáp Không quá 60 phút/sinh viên (40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời)
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu cử nhân thực hành theo quy định hiện hành của trường.
4.5. Các chú ý khác (nếu có):
- Căn cứ vào Kế hoạch đào tạo hàng năm và đội ngũ giảng viên chuyên môn Bộ phận quản lý đào tạo kết hợp khoa chuyên môn tiến hành khảo sát ý kiến sinh viên để chọn 02 trong 04 môn học, mô đun tự chọn trong chương trình đào tạo.
- Môn đun Thực tập nghề nghiệp có thể được đào tạo ngay tại Trường hoặc kết hợp tại trường và tại doanh nghiệp, trong quá trình đào tạo có thể sử dụng mô hình kế toán doanh nghiệp ảo để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1.4 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay3,597
  • Tháng hiện tại30,490
  • Tổng lượt truy cập8,600,500
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây