Kỹ thuật Xây dựng

Thứ sáu - 13/09/2024 00:14
Tên nghề: Kỹ thuật Xây dựng
Mã nghề: 6580201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề xây dựng .
Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Kiến thức
- Kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội.
- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc xây dựng.
+ Nêu được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng; trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế;
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản và chuyên môn của các công việc xây dựng (đào móng, xây gạch, trát, lát, láng, ốp, gia công, lắp dựng và tháo dỡ cốp pha, giàn giáo, gia công lắp đặt cốt thép, trộn đổ đầm bê tông, lắp đặt các cấu kiện loại nhỏ, lắp đặt thiết bị vệ sinh, bả ma tít, sơn vôi ) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm;
+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện;
+ Nêu được ứng dụng một số thành tựu kỹ thuật - công nghệ, vật liệu mới ở một phạm vi nhất định vào thực tế nơi làm việc;
            + Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm;
+ Nêu được trình tự, phương pháp lập dự  toán các công việc của nghề.
b) Kỹ năng:
- Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo.
- Thành thạo kỹ năng: soạn thảo văn bản, đọc bản vẽ, trình bày, sắp xếp nội dung hồ sơ công trình.
-  Kỹ năng giải quyết các công việc xây dựng phức tạp của nghề xây dựng:
  • Đọc được bản vẽ kỹ thuật và phát hiện được các lỗi thông thường của bản vẽ kỹ thuật;
  • Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng;
  • Sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc thực tế của nghề và sử lý được những vấn đề phức tạp của nghề nảy sinh trong quá trình làm việc.
  • Lập được biện pháp kĩ thuật thi công, tiến độ thi công và tổ chức triển khai thi công các công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp cấp III, cấp IV. Kiểm tra, nghiệm thu quá trình thi công các công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp cấp III, cấp IV;
  • Lập được dự toán, hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh, quyết toán hợp đồng xây dựng công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp cấp III, cấp IV
- Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc, phối hợp tốt với các bên liên quan.
- Có năng lực ngoại ngữ, có thể đọc được các bản vẽ xây dựng bằng tiếng Anh.
c) Mức tự chủ và trách nhiệm
Có thể làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.
Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.
Đánh giá chất lượng công việc hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm tại:
+ Các doanh nghiệp xây dựng;
+ Các ban quản lý dự án phù hợp với chuyên môn đào tạo;
+ Các bộ phận quản lý chuyên môn thuộc cơ quan quản lý nhà nước các cấp theo quy định.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
  • Số lượng môn học, mô đun: 35
  • Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 2550giờ
  • Khối lượng các môn học chung/đại cương 435 giờ
  • Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 2115 giờ
  • Khối lượng lý thuyết: 904giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm 1513 giờ
  • Kiểm tra: 133 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã MH/MĐ/HP Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/
thực tập/ thí nghiệm/ bài tập/ thảo luận
Kiểm tra
I Các môn học chung bắt buộc 20 435 157 255 23
MH 01 Giáo dục Chính trị 4 75 41 29 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 4 75 36 35 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Tiếng anh 5 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 90 2015 747 1258 110
II.1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 17 330 188 122 20
MH 07 Kỹ năng mềm 2 45 15 27 3
MH 08 Vẽ kỹ thuật 3 60 27 30 3
MH 09 Cơ lý thuyết 2 45 30 12 3
MH 10 Sức bền vật liệu 3 60 30 27 3
MH 11 Cơ học kết cấu 3 60 30 26 4
MH 12 Cơ đất – Địa chất 4 60 56   4
II. 2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 69 1695 533 1076 86
MH 13 Vật liệu xây dựng 3 60 26 30 4
MH 14 An toàn lao động - Bảo vệ môi trường 2 45 35 5 5
15 Thực tập tay nghề cơ bản 4 105 15 85 5
16 Vẽ kỹ thuật trên máy tính (AutoCad) 2 45 15 25 5
MH 17 Trắc địa đại cương 3 60 30 25 5
MH 18 Máy xây dựng 2 30 25 3 2
19 Thực tập trắc địa đại cương 4 105 15 85 5
MH 20 Nền móng 3 45 43   2
21 Kỹ thuật thi công điện dân dụng và công nghiệp 2 45 13 28 4
MH 22 Kết cấu BTCT P1 4 75 45 25 5
MH 23 Kết cấu BTCT P2 3 60 30 26 4
MH 24 Kết cấu thép phần1 3 60 30 25 5
MH 25 Kết cấu thép phần 2 2 45 30 11 4
MH 26 Cấu tạo kiến trúc 3 60 26 30 4
MH 27 Thiết kế kiến trúc 3 60 30 27 3
MH 28 Cấp thoát nước 2 45 30 12 3
29 Kỹ thuật thi công 1 4 90 30 54 6
30 Kỹ thuật thi công 2 3 60 25 30 5
MH 31 Tổ chức thi công công trình xây dựng. 2 30 15 10 5
32 Trắc địa công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp 5 120 25 90 5
33 Thực tập tốt nghiệp 10 450   450  
III Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn (Chọn 02 trong 04 MH/MĐ) 4 90 26 60 4
34 Dự toán công trình 2 45 13 30 2
35 Thí nghiệm cơ học đất - Địa chất 2 45 13 30 2
36 Phần mềm ứng dụng tính toán kết cấu (Sap 2000, …) 2 45 13 30 2
37 Quản lý dự án 2 45 13 30 2
    110 2550 904 1513 133
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện
- Môn Giáo dục Chính trị thực hiện theo Thông tư 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Pháp luật thực hiện theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Giáo dục thể chất thực hiện theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Giáo dục quốc phòng và an ninh thực hiện theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Tin học thực hiện theo Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/09/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
- Môn Tiếng Anh thực hiện theo Thông tư 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
         - Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, có thể bố trí cho sinh viên tham quan, học tập tại một số công ty đóng mới và sửa chữa tàu thủy, trên các loại tàu thủy;
- Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho sinh viên tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;
- Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục  toàn diện cho sinh viên.
Số TT Nội dung Thời gian
1  Thể dục, thể thao  5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2  Văn hoá, văn nghệ:
 - Qua các phương tiện thông tin đại chúng
 - Sinh hoạt tập thể

 Ngoài giờ học hàng ngày
19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3  Hoạt động thư viện
Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

Tất cả các ngày làm việc trong tuần
4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật
5 Thăm quan, dã ngoại Mỗi học kỳ 1 lần
 4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thực hiện theo Quy chế Đào tạo của Trường Cao đẳng GTVT đường thủy II tại Quyết định số 898/QĐ-ĐTII ngày 11/08/2017; Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại Điều 12 về tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc mô học, mô đun.
- Tổ chức kiểm tra môn học, mô đun:
Tổ chức kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Thường xuyên - Vấn đáp Trong giờ học
- Viết: Tự luận; trắc nghiệm; kết hợp tự luận và trắc nghiệm Không quá 30 phút
- Đánh giá mức độ thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác Trong quá trình học theo từng môn học, mô đun
Định kỳ Theo quy định trong chương trình môn học, mô đun:  
- Viết: Tự luận, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức này Từ 45 phút đến 60 phút
- Chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác  
Bảo đảm trong một môn học, mô đun có ít nhất một điểm kiểm tra thường xuyên, một điểm kiểm tra định kỳ.
- Tổ chức thi kết thúc môn học, mô đun:
MH/MĐ thi Hình thức thi Thời gian thi
Lý thuyết Viết, vấn đáp, trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 60 phút đến 120 phút
Thực hành Thực hành, bài tập lớn, tiểu luận, bảo vệ kết quả thực tập theo chuyên đề hoặc kết hợp giữa các hình thức trên Từ 90 phút đến 240 phút
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
Người học sau khi học hết chương trình đào tạo và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
Nội dung thi tốt nghiệp:
Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi
1 Chính trị Viết
Trắc nghiệm
Không quá 120 phút
Không quá 90 phút
2 Kiến thức, kỹ năng nghề:    
- Lý thuyết nghề


 
 Viết Không quá 180 phút
 Vấn đáp


Trắc nghiệm
Không quá 60 phút
(40 phút chuẩn bị và trả lời 20 phút/sinh viên)
Không quá 90 phút
- Thực hành nghề  Bài thi thực hành Không quá 8 giờ
- Mô đun tốt nghiệp ( tích hợp giữa lý thuyết với thực hành)  Bài thi tích hợp lý thuyết và thực hành Không quá 8 giờ
 Hiệu trưởng Nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác:
- Trên cơ sở số môn học, mô đun trong chương trình, phòng đào tạo cùng với khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch đào tạo của khóa học, tiến độ năm học và triển khai tiến độ thực hiện hàng tuần, hàng tháng đảm bảo mục tiêu, nội dung chương trình.
- Khi thực hiện các bài giảng cần phải tuân thủ hình thức giảng dạy theo nội dung trong chương trình.
- Đánh giá thái độ sinh viên, giáo viên bộ môn có thể dùng “ Sổ theo dõi sinh viên” để nhận xét thường xuyên của mình về từng sinh viên và cả lớp./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
zalozalozalozalozalozalo
TO ROI MAT SAU
Văn bản mới
thithuyenmaytruong
Đại hội
Liên kết website
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay3,597
  • Tháng hiện tại30,554
  • Tổng lượt truy cập8,600,564
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây